Thị Trường Công Nghiệp Việt Nam Tìm Kiếm Cơ Hội Từ Ngành Tự Động Hóa

Hà Nội – ngày 9 tháng 7 năm 2019 –

Ngày 17 tháng 7 năm 2019, ba ngày sau khi chính thức ra mắt nhà máy sản xuất ô tô VinFast tại Hải Phòng, 650 chiếc Fadil đầu tiên được giao cho khách hàng. Đây là những chiếc xe ô tô đầu tiên được sản xuất tại Việt Nam của gia đình xe hơi VinFast. Cùng với đó, chuỗi các sự kiện quảng bá ấn tượng của VinFast đã phần nào đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam. Câu chuyện đằng sau tham vọng xe hơi của VinGroup, không chỉ gói gọn trong hai từ ”kỳ diệu” mà còn cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ về nhu cầu cho bất động sản công nghiệp trong ngành công nghiệp xe bốn bánh.

Tại Việt Nam, cùng với sự dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, những thay đổi nhanh chóng trong các quy định của nhà nước và các hiệp định thương mại quốc tế đã có các tác động đáng kể đến thị trường công nghiệp. Từ góc độ bất động sản, khía cạnh quan trọng nhất đối với sự thay đổi của thị trường và kinh tế vĩ mô là nhu cầu đất công nghiệp gia tăng nhằm phục vụ mở rộng sản xuất công nghiệp.

Mặc dù ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam còn chưa phát triển so với các nước trong khu vực, nhưng các công ty lớn trong thị trường đã bước đầu có kế hoạch xây dựng các trung tâm sản xuất ô tô khổng lồ và chuyên nghiệp như THACO với Khu liên hợp Chu Lai – Trường Hải (tỉnh Quảng Nam) và VinFast với tổ hợp sản xuất xe hơi tại thành phố Hải Phòng. Hơn nữa, các nhà lắp ráp xe hơi nổi tiếng quốc tế, như Mercedes-Benz, Toyota hay Mitsubishi Motors, cũng có các kế hoạch mở rộng của riêng họ. Việc mở rộng được hỗ trợ mạnh mẽ bởi sự cải thiện nhanh chóng của mạng lưới đường cao tốc và các cảng nước sâu kết nối các trung tâm công nghiệp và hậu cần.

Không chỉ các nhà lắp ráp mà cả các nhà sản xuất và cung cấp phụ tùng xe hơi cũng tham gia vào cuộc chơi với những yêu cầu về đất công nghiệp ngày càng tăng được ghi nhận trong những năm gần đây. Nhu cầu tạo ra từ các khách hàng khác nhau trong tất cả các  bước sản xuất xe hơi, cho thấy sự phát triển của chuỗi cung ứng ô tô.

Thái Lan và Hòa Kỳ, hai ông lớn sản xuất và lắp ráp ô tô của mỗi châu lục, có những bài học kinh nghiệm riêng chứng minh sự bùng nổ của thị trường bất động sản công nghiệp nhờ sự tập trung của các nhà sản xuất và cung ứng tại mọi khu vực. Bên cạnh đó, tỷ lệ lấp đầy cao và giá cho thuê tăng thách thức việc mở rộng sản xuất và tạo ra sự dịch chuyển nhu cầu sang các thị trường mới nổi. Chúng ta cũng đang thấy xu hướng tương tự ở Việt Nam khi thị trường công nghiệp truyền thống ở khu vực phía Bắc và phía Nam đang đang phát triển với quỹ đất hạn chế và giá thuê rất cao.

Tuy nhiên, đây là cơ hội cho các nhà phát triển bất động sản khi nhu cầu mở rộng sản xuất ngày càng tăng trong bối cảnh nguồn cung hạn chế hiện tại. Đồng thời, mỗi khu vực tại Việt Nam đều có những lợi thế cạnh tranh khác nhau dựa trên sự khác biệt trong tính chất kinh doanh và sản xuất cũng như quỹ đất trống.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều việc phải làm để đạt đến giai đoạn phát triển và cạnh tranh với các đối thủ trong khu vực. Vai trò của các nhà hoạch định chính sách được coi là quan trọng nhất, nhưng ngành công nghiệp này cần nhiều hơn thế để phát triển mạnh. Trong đó, các nhà phát triển bất động sản công nghiệp có thể nắm bắt cơ hội từ sự tăng trưởng bằng cách cung cấp không chỉ quỹ đất/không gian lưu trữ, mà còn tích hợp cơ sở hạ tầng công nghiệp và hậu cần, để phục vụ tập trung cho ngành sản xuất ô tô.

Nguồn: CBRE Việt Nam.