Đô thị đảo phía Đông TP.HCM hưởng lợi từ 3 xu hướng lớn

Thị trường bất động sản luôn có sự dịch chuyển do đó nhà đầu tư cần nhanh nhạy nắm bắt các xu hướng lớn để có những quyết định “xuống tiền” thành công. Theo đó hiện nay xu hướng bất động sản phía đông, bất động sản tích hợp và bất động sản sinh thái đang nổi bật hơn cả.

Điểm sáng phía Đông

Trong bối cảnh quỹ đất ở TP.HCM và Hà Nội đang ngày càng hạn hẹp, mặt bằng giá cũng ngày càng cao, xu hướng giãn dân ra vùng lân cận đã hình thành mạnh mẽ từ nhiều năm trở lại đây. Theo số liệu của công ty chứng khoán BIDV (BSC), ngoại trừ một số chủ đầu tư vẫn duy trì chiến lược đô thị cao cấp tại TP.HCM và Hà Nội, các đơn vị phát triển lớn đã nhanh chóng nắm bắt được xu thế này khi sở hữu tỷ lệ quỹ đất ở các tỉnh thành khác trên 80%.

Mặt khác, việc chính phủ thúc đẩy giải ngân đầu tư công cũng góp phần đẩy nhanh quá trình dịch chuyển xa bờ của các nhà phát triển bất động sản. Theo Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), năm 2020, giải ngân vốn của Bộ GTVT đạt 35,6 nghìn tỷ đồng (tăng 44% so với cùng kỳ) và dự kiến sẽ đạt 46 nghìn tỷ đồng trong năm 2021, tăng 28% so với năm trước. Một số dự án nổi bật được kỳ sẽ giải quyết nút thắt về hạ tầng, kết nối các tỉnh thành cấp 1-2 với các trục trung tâm kinh tế lớn.

BĐS phía Đông trở thành điểm nóng của thị trường nhờ những lợi thế lớn

BĐS phía Đông trở thành điểm nóng của thị trường nhờ những lợi thế lớn.

“Nơi nào có quỹ đất tốt, nhu cầu khách hàng có, khả năng bán hàng tốt thì chủ đầu tư lớn sẽ  vào. Đây là bức tranh dễ thấy ở Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Lâm Đồng… và xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2021.” Ông Võ Huỳnh Tuấn Kiệt, Giám đốc bộ phận nhà ở CBRE Việt Nam cho biết.

Trước những động lực đó, bất động sản vùng vệ tinh trở thành điểm đến ưa thích của giới đầu tư, với ưu điểm giá hợp lý và tiềm năng sinh lợi cao. Trong đó nổi bật nhất vẫn là ở khu vực phía Đông thành phố.

Câu chuyện hạ tầng vẫn là động lực tăng trưởng chính tại khu Đông. Trong đó các công trình lớn như: Hầm Thủ Thiêm, Cao tốc Long Thành – Dầu Giây, Cầu Sài Gòn 2, các tuyến đường vành đai, tuyến metro Bến Thành – Suối Tiên… đang tạo nên sức hút lớn. Đặc biệt là dự án sân bay quốc tế Long Thành, với chất lượng và quy mô “khủng”, được kỳ vọng sẽ làm “thay da đổi thịt” toàn khu vực.

TP. Thủ Đức là một trong những động lực chính khiến thị trường phía Đông sôi động

TP. Thủ Đức là một trong những động lực chính khiến thị trường phía Đông sôi động.

Thị trường được đẩy nhanh khi chất “xúc tác” thành phố Thủ Đức được thành lập, với mục tiêu trở thành đô thị loại I, có tính tương tác và sáng tạo cao, quy mô kinh tế bằng khoảng 7-8% GDP cả nước, đặc biệt chiếm đến 1/3 GRDP của TP.HCM. Khu Đông từ đó trở nên sôi động hơn bao giờ hết, giá đất nhiều nơi ghi nhận mức tăng ấn tượng.

Theo Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs), khu vực tăng giá mạnh nhất năm 2020 là ở TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ, nơi đang hình thành TP. Thủ Đức và sân bay Long Thành. Đáng chú ý, giá đất ở Đồng Nai đã ghi nhận tăng mạnh từ mức 12-14 triệu đồng/m2 lên 22 triệu đồng/m2, thậm chí tại thị trấn Long Thành, có nơi đã tăng đến hơn 100 triệu đồng/m2.

Nguồn: Nhịp cầu đầu tư.